Công trình giao thông là gì – Xây dựng công trình giao thông bao gồm những gì?

Đất nước ngày càng phát triển, kinh tế càng đi lên thì hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng và mở rộng. Những công trình giao thông đã góp phần tạo nên những cơ sở hạ tầng bền vững mang lại điều kiện phát triển kinh tế cũng như đất nước phát triển. Vậy công trình giao thông là gì? Công trình giao thông bao gồm những gì và tác dụng như thế nào? Mới các bạn cùng tìm hiểu.

Công trình giao thông là gì?

Công trình giao thông là một trong những phân loại của công trình xây dựng do Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý. Mỗi loại công trình giao sẽ bao gồm các công trình lớn nhỏ và những tiêu chí quy định để phân cấp công trình giao thông.

công trình giao thông là gì

Phân Loại các công trình giao thông

Phân loại công trình giao thông được quy định tại Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:

1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.

2. Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc; đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm (Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.

3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

4. Công trình hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm cho người đi bộ.

5. Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, …); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường thủy chạy tàu (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào).

6. Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà…); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều); công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng tiêu.

8. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay).

Mã SốLoại Công TrìnhCấp Công Trình
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
IV.1Đường bộĐường ô tô cao tốcMọi cấp
Đường ô tô, đường trong đô thịCấp I trở lên
Bến phàCấp II trở lên
Đường sắtMọi cấp
CầuCầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phaoCấp III trở lên
HầmHầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộCấp III trở lên
Hầm tàu điện ngầm (Metro)Mọi cấp
IV.2Công trình đường thủy nội địaCảng, bến thủy nội địaCấp III trở lên
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị)Cấp III trở lên
IV.3Công trình hàng hảiCấp II trở lên
IV.4Công trình hàng khôngKhu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay)Mọi cấp

Trên đây là tư vấn về phân loại công trình giao thông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *